Sách và các bài báo

Phân đoạn đứt gãy trong đánh giá động đất cực đại ở Việt Nam

CAO ĐÌNH TRIỀU1, NGUYỄN ĐỨC VINH2
1Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, A8/18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
2Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội
Tóm tắt: 

Trên cơ sở phân tích các thông số địa chất, địa vật lý, địa hình trong vùng nguồn phát sinh động đất Tuần Giáo năm 1983 và đối sánh với các tài liệu hiện có, bài báo này đưa ra các dấu hiệu nhận dạng tính phân đoạn của đứt gãy hiện đại để làm cơ sở tính toán động đất cực đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1. Đoạn đứt gãy được phân định đóng vai trò là ranh giới phân chia các khối cấu trúc vỏ Trái đất có thành phần và đặc tính địa vật lý khác nhau, phân chia trường trọng lực và từ có mức độ tương phản. Đó là ranh giới thay đổi đột ngột về độ sâu và thế nằm của các mặt ranh giới cơ bản trong vỏ Trái đất và các lớp trầm tích. Chúng thể hiện rõ nét trên địa hình hiện đại, trên ảnh vệ tinh hoặc bản đồ DEM, tạo ra các yếu tố địa hình, địa mạo đặc biệt hoặc khống chế sự thành tạo hoặc hình thành các trũng tích tụ trầm tích Đệ tứ và hiện đại và có các biểu hiện động đất, trượt lở và các biến dạng tân kiến tạo và hiện đại.
2.  Có thể sử dụng công thức quan hệ tương quan giữa chiều dài đứt gãy với động đất cực đại của Cao Đình Triều (2002) (log L (km) = 0,6 Msmax – 2,5) và của Wells và Copersmith (1994) (M = 4,38 + 1,49 log L) trong đánh giá giá trị động đất cực đại cho lãnh thổ Việt Nam.